Chào mừng quý vị đến với trang web chính thức của bảo tàng Cernuschi, bảo tàng nghệ thuật châu Á của Thành phố Paris.
Trang này là một phiên bản rút gọn của trang web chính thức của chúng tôi. Xin mời quý vị tham khảo phiên bản đầy đủ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Cổng vào cho khách tham quan 
7, avenue Vélasquez
75008 Paris
Điện thoại : 01 53 96 21 50
Từ thứ ba đến chủ nhật, liên tục từ 10g đến 18g

Là bảo tàng đứng thứ hai về nghệ thuật châu Á tại Pháp và là bảo tàng đứng thứ năm về nghệ thuật Trung Quốc tại Châu Âu, bảo tàng Cernuschi là một nơi tuyệt vời để khám phá văn hóa châu Á, đồng thời là một địa điểm kham khảo về nghệ thuật và khảo cổ học Trung Quốc. Bảo tàng Cernuschi sở hữu một bộ sưu tập xuất sắc về nghệ thuật cổ đại Trung Quốc. Lịch sử phong phú của bảo tàng Cernuschi, kể từ khi mở cửa cho công chúng tham quan năm 1898, đã cho phép thu thập được gần 14 000 hiện vật từ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Triều Tiên. Đây là một địa điểm tuyệt vời để khám phá các khía cạnh khác nhau của Châu Á thông qua các hoạt động trao đổi nghệ thuật nối kết Trung Quốc và Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, đồng thời là nơi tham khảo về nghệ thuật và khảo cổ học Trung Quốc. Trong bối cảnh diễn ra các hoạt động nghệ thuật sôi nổi, bảo tàng Cernuschi cho phép tiếp cận với những nhà sáng tạo và tác phẩm hiện đại và đương đại, được nuôi dưỡng bởi kiến thức về bối cảnh văn hóa của họ.

Viện bảo tàng Cernuschi tạm thời đống cửa trong thời gian sửa chửa. Bảo tàng sẽ mở cửa trở lại vào mùa xuân 2020. Cảm ơn sự thông cảm của quý khách.

 

ĐẾN BẢO TÀNG

Chú ý

Để đảm bảo an ninh cho khách tham quan, bảo tàng Cernuschi áp dụng các biện pháp phòng ngừa do chính phủ quy định về hành chính công.
Bảo tàng Cernuschi cấm mang vào hành lý, bao tải lớn, ba-lô và vali và do đó phải gửi tại phòng gửi đồ.
Bảo tàng Cernuschi xin cảm ơn trước và mong quý khách thông cảm về sự chậm trễ do kiểm tra an ninh tại cổng vào.

Đi bộ 

Cổng vào ở đại lộ Vélasquez tại số 111-113, đại lộ Malesherbes quận 8 cạnh công viên Monceau (đường Comtesse de Ségur)

Đi xe 

3 phút từ quãng trường Saint Augustin quận 8
10 phút từ quãng trường Clichy hoặc quãng trường Charles de Gaulle – Étoile
Lối ra khuôn viên bên trong và bên ngoài : Cổng Champerret hoặc Cổng Asnières

Trạm cho thuê xe đạp vélib 


Trạm gần nhất : 75, đường Monceau – quận 8

Xe điện ngầm :


Tuyến số 2, trạm : Villiers hoặc Monceau
Tuyến số 3, trạm : Villiers

Xe bus :


Tuyến 30, 94 – trạm Malesherbes/Courcelles
Tuyến 84 – trạm Ruysdaël /Công viên Monceau  

Activités culturelles musée Cernuschi © Musée Cernuschi/benoît fougeriol

 

THÔNG TIN GIÁ VÉ

Vé vào tham quan triển lãm có thể mua trực tuyến để xem trong ngày hoặc xem sau đó, hoặc mua tại chỗ tại bảo tàng, chỉ có giá trị xem trong ngày. Quý khách có thể vào xem các bộ sưu tập tại bảo tàng miễn phí.

Miễn phí vào tham quan các bộ sưu tập trưng bày thường xuyên tại bảo tàng

Để ủng hộ cho bảo tàng, vé « quyên tặng », để vào tham quan các bộ sưu tập thường xuyên và/hoặc các triễn lãm tạm thời được đề xuất ở mức 2€. Mức phí này áp dụng trên cơ sở khách tham quan tự nguyện đóng góp.  

Vé xem triển lãm

Phí vào tham quan sẽ thay đổi tùy theo triển lãm :

Lee Ungno, l’homme des foules từ ngày 9 tháng 6 đến ngày 19 tháng 11 năm 2017
Vé nguyên giá : 8 €
Vé giảm giá : 6 €
Miễn phí cho trẻ em dưới 18 tuổi

Vé tập thể có hoặc không có người thuyết minh bên ngoài : vé giảm giá trong thời gian triển lãm.
Vé này cho phép vào tham quan các bộ sưu tập thường xuyên và các triển lãm tạm thời, tùy theo số lượng chỗ còn trống.

Bán vé số lượng lớn:

  • Mua 20 vé : giảm 10% trên mức giá vé được giảm giá
  • Mua 50 vé : giảm 20% trên mức giá vé được giảm giá
  • Mua 100 vé: giảm 30% trên mức giá vé được giảm giá

Giảm giá và miễn phí cho các nhóm có ít nhất 5 người tham quan các triển lãm tạm thời :

  • Mức giảm giá riêng cho mỗi người đối với nhóm tham quan là người lớn
  • Gói 10 vé được giảm 50% cho các nhóm từ 14 đến 26 tuổi

Đối tượng được giảm giá vé :

  • Gia đình đông người 
  • Gia đình có Paris Pass
  • Các giáo viên đến bảo tàng trong khuôn khổ hoạt động giảng dạy
  • Thanh niên từ 18 đến 26 tuổi 
  • Các cán bộ tư liệu của các trường học đến bảo tàng trong khuôn khổ hoạt động làm việc  

Miễn phí nếu có giấy tờ sau đây:

  • Người đang tìm việc làm và những người được hưởng phúc lợi xã hội
  • Thẻ học sinh hoặc sinh viên hợp lệ cho năm học hiện tại, không giới hạn về tuổi tác
  • Người khuyết tật và người đi kèm (Thẻ CDAPH hoặc giấy chứng nhận kèm theo giấy tờ tùy thân có ảnh, hoặc thẻ đậu xe cho người có khả năng di chuyển hạn chế.)
  • Thương binh và người đi kèm (thẻ do Văn phòng cựu chiến binh cấp)
  • Hội phê bình nghệ thuật quốc tế (thẻ thành viên hợp lệ cho năm hiện tại) 
  • Người thuyết minh và hướng dẫn viên (danh thiếp hợp lệ cho năm hiện tại)
  • Các nhà bảo tồn người Pháp và nước ngoài (chứng chỉ hành nghề hoặc thẻ dịch vụ hợp lệ cho năm hiện tại)
  • Phóng viên (thẻ báo chí hợp lệ cho năm hiện tại) 
  • Thành viên của ICOM và ICOMOS (thẻ thành viên hợp lệ cho năm hiện tại)
  • Nghiệp đoàn báo chí nghệ thuật (thẻ thành viên hợp lệ cho năm hiện tại)

Miễn phí vào cổng:

  • Cho tất cả mọi người, nhân dịp Đêm Bảo tàng và Ngày Di sản Châu Âu
  • Người có vé "laissez-passer" của Paris Musées
  • Người có thẻ tham quan các bảo tàng Paris (thẻ Paris Musées) 

 

HỖ TRỢ THAM QUAN

Thuyết minh 

Bảo tàng Cernuschi cung cấp các tour tham quan có thuyết minh audio chi tiết với các cố vấn để mời bạn khám phá các tác phẩm được tuyển chọn có lời bình của họ. Thuyết minh có 3 ngôn ngữ : Pháp, Anh và Tây Ban Nha. Tai nghe thuyết minh audio có vòng cảm ứng dành cho các du khách khiếm thính
Phí thuê : 5€ tại quầy.

Các thiết bị số trong bộ sưu tập 

Máy tính bảng bằng tiếng Pháp và tiếng Anh.

Bảo tàng Cernuschi đã thiết lập một hệ thống tương tác kỹ thuật số để khách tham quan tìm hiểu về cuộc sống của Henri Cernuschi, hành trình của ông, lịch sử của bảo tàng và các bộ sưu tập của bảo tàng. Máy tính bảng này khuyến khích người sử dụng khám phá các bộ sưu tập của bảo tàng, có thể tìm hiểu theo nhiều cách: theo chủ đề hoặc theo trình tự thời gian của các bộ sưu tập.

 

NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Bảo tàng Cernuschi chào đón tất cả mọi khách tham quan là người khuyết tật. Sự đa dạng và nhu cầu cụ thể của tất cả các du khách đều được quan tâm xem xét để tạo điều kiện tiếp cận tốt nhất cho họ.

Bảo tàng cung cấp nhiều công cụ và tài liệu : tài liệu in chữ lớn, thuyết minh với máy trợ thính, xe lăn… Du khách có thể tham quan bảo tàng một mình hoặc có người đi kèm, đi tự do hoặc theo tour.

Khách tham quan là người khuyết tật và người đi kèm được miễn phí tham quan các bộ sưu tập và các triển lãm. Các tour tham quan và các hội thảo có thể được điều chỉnh theo yêu cầu của người phụ trách nhóm.

Khuyết tật vận động 

Toàn bộ các không gian của bảo tàng đều có thể tiếp cận cho người di chuyển bằng xe lăn nhờ có hai thang máy, một trong hai thang máy này nằm ở phía trước cho phép  vào trong bảo tàng dễ dàng. Bảo tàng có: một chỗ đậu xe được điều chỉnh cho người khuyết tật, xe lăn và ghế gấp có thể yêu cầu tại quầy, 2 nhà vệ sinh được điều chỉnh cho người khuyết tật dành cho nam và nữ ở tầng hầm và có thể vào bằng thang máy và 2 chỗ dành riêng cho người ngồi xe lăn trong thính phòng. Toàn bộ các hoạt động đều được điều chỉnh cho người khuyết tật vận động.

Khuyết tật tâm thần 

Tham quan bảo tàng Cernuschi là một phần trong chương trình 'Các Bảo tàng và Tượng đài Tự do' cho giới trẻ, theo đề xuất của PEP 75.
Có thể tham quan bảo tàng tự do với nhóm, hoặc có người hướng dẫn đi kèm, bắt buộc phải đăng ký trước và miễn phí vé tham quan.

Điều kiện đăng ký trước

Bắt buộc phải đăng ký trước cho mọi chuyến tham quan theo nhóm từ 5 người trở lên, có hoặc không có người thuyết minh.
Có thể tải xuống mẫu đăng ký trước tại đây, mẫu này phải được gửi đến bảo tàng trước một tháng.


LỊCH SỬ CÁC BỘ SƯU TẬP

Bảo tàng Cernuschi, viện di sản độc đáo trong số các bảo tàng tại Thành phố Paris, lưu giữ các tác phẩm của Henri Cernuschi, một nhân vật xuất chúng, và tạo mối liên kết giữa thủ đô nước Pháp với Trung Quốc và các nền văn minh châu Á khác.

Sinh ra tại Milan, Henri Cernuschi (1821-1896), một nhà yêu nước người Ý, phải tị nạn tại Pháp năm 1850, sau cuộc cách mạng năm 1848 và hậu quả để lại sau đó. Là một nhà kinh tế học và sau này là chủ ngân hàng, ông đã xây dựng được một cơ nghiệp lớn vào cuối Đệ nhị Đế chế Pháp (1852-1870). Là một người cộng hòa đầy nhiệt huyết, ông ủng hộ tích cực sự ra đời của nền cộng hòa thứ ba. Đau lòng trước những biến cố thảm khốc của Công xã Paris, ông đã tiến hành một cuộc hành trình vòng quanh thế giới từ tháng 9 năm 1871 đến tháng 1 năm 1873, đi cùng với ông là người bạn, nhà phê bình nghệ thuật Théodore Duret (1838-1927). Tại Nhật Bản, và sau đó tại Trung Quốc, ông đã mua được gần 5 000 tác phẩm nghệ thuật, trong đó có một số lượng lớn tác phẩm bằng đồng. Khi trở về Pháp, bộ sưu tập đã được trưng bày vài tháng tại Cung công nghiệp, đồng thời với sự xuất hiện của Chủ nghĩa Nhật Bản.

Cùng thời gian đó, ông đã cho xây dựng một dinh thự riêng do kiến trúc sư William Bouwens der Boijen (1834-1907) thiết kế trên đại lộ Vélasquez, trong đó một căn phòng lớn được trang bị để làm nơi tôn vinh tác phẩm ấn tượng nhất của bộ sưu tập, Đức Phật A Di Đà. Ông đã để lại dinh thự của mình, với các hiện vật châu Á, cho Thành phố Paris. Eugène Benoît Causse, thư ký của Henri Cernuschi, phụ trách việc biến dinh thự này thành một bảo tàng, khai trương vào ngày 26 tháng 10 năm 1898.

Ngày nay, bảo tàng Cernuschi có bốn bộ sưu tập : 

Nối tiếp di sản bộ sưu tập của Henri Cernuschi từ các chuyến đi đến Trung Quốc và Nhật Bản trong khoảng thời gian từ năm 1871 đến 1873 (gần 5000 tác phẩm), bảo tàng đã xác nhận đi theo khuynh hướng về nghệ thuật Trung Quốc theo sự hướng dẫn của nhà bảo tồn đầu tiên là Henri d'Ardenne de Tizac (1877-1932). Từ năm 1905, ông đã giúp đỡ các học giả Hán học người Pháp là Edouard Chavannes (1865-1918) sau đó là Paul Pelliot (1878-1945), tham gia khám phá và phổ biến nghệ thuật Trung Quốc cổ đại, tổ chức triển lãm theo chủ đề. Gần đây nhất các bộ sưu tập của bảo tàng đã được làm phong phú thêm nhờ sự hảo tâm của thành phố Paris và Hội những người bạn của bảo tàng Cernuschi, với các tác phẩm thu thập đáng chú ý như bộ sưu tập gốm sứ Changsha năm 1976 đến từ bộ sưu tập Mu Fei. Bảo tàng tiếp tục mở rộng bộ sưu tập của mình trong các lĩnh vực khác nhau như nghệ thuật cổ đại và nghệ thuật đương đại : trong bộ sưu tập đầu tiên đặc biệt có hai món đồ trang trí đám tang bằng kim loại mạ vàng (quà tặng của Agnès và Christian Deydier, và quà tặng của Yves và Lotus Mahé, 2001), bộ sưu tập thứ hai tiêu biểu có các tranh của Wu Guanzhong (sinh năm 1919) và Zhu Dejun (sinh năm 1920), do các nghệ sĩ này tặng vào năm 1993.

Phần lớn các hiện vật Nhật Bản của bảo tàng cũng đến từ bộ sưu tập của Henri Cernuschi (1821-1896) trong chuyến đi đến Châu Á từ năm 1871 đến năm 1873, cùng với nhà phê bình nghệ thuật Théodore Duret. Bộ sưu tập này gồm chủ yếu đồ đồng (khoảng 2000 món) và đồ gốm (khoảng 1600 món). Trong số các hiện vật của bộ sưu tập này, Đức Phật A Di Đà đã có vị trí danh dự trong dinh thự Cernuschi kể từ khi tòa nhà này được xây dựng. Sau khi Henri Cernuschi qua đời, chỉ có một vài hiện vật có chất lượng cao nhất, như cái kích từ thời kỳ Yayoi (khoảng năm 450 trước Công nguyên – năm 300 sau Công nguyên) hay các mảnh bình phong được sơn bởi Ogata Kenzan còn được giữ lại trong bộ sưu tập này tại bảo tàng thiên về nghệ thuật Trung Quốc cổ đại.

Ngay từ đầu, nghệ thuật Triều Tiên đã hiện diện trong bộ sưu tập của bảo tàng. Thật vậy, di sản của Cernuschi bao gồm một cái chuông từ thời kỳ Koryô.
Bộ sưu tập này sau đó được bổ sung thêm trong những năm 1980 nhờ nhiều tác phẩm được tặng của Lee Ungno và gia đình ông. Nhờ sự hào phòng của họ, với các tác phẩm được tặng thêm vào năm 2013, bảo tàng lưu giữ một bộ sưu tập gần một trăm bức tranh của nghệ sĩ này, từ đầu những năm 1950 cho đến khi ông qua đời năm 1989.

Trong nửa đầu thế kỷ XX, trong khi bảo tàng Cernuschi đang dần chuyển sang hướng thiên về nghệ thuật Trung Quốc cổ đại, các hiện vật đến từ các khu vực văn hóa mới đã được thêm vào bộ sưu tập. Do đó nhà bảo tồn đầu tiên, Henri d’Ardenne de Tizac, đã mua được hơn 100 đồ vật bằng đá, bằng đồng và bằng gốm sứ cho đến khi đó thuộc về Victor Demange, một nhà sưu tập của Épinal. Năm 1933, lúc bắt đầu nhận nhiệm sở giám đốc thứ hai của viện bảo tàng, René Grousset, nhận được khoảng năm mươi tác phẩm từ Đông Sơn do một người giấu tên tặng và ông đã mua các tác phẩm từ bộ sưu tập của Albert Pouyanne. Năm 1950, René Grousset mua thêm nhiều đồ gốm có niên đại từ thế kỷ X - XV.

Bảo tàng Cernuschi còn sở hữu một bộ sưu tập phong phú hơn 1300 tác phẩm của Việt Nam, chủ yếu có nguồn gốc từ khảo cổ, phần lớn được ghi chép lại nhờ các báo cáo về các cuộc khai quật của Olov Janse. Với lợi thế là tính xác thực không thể chối cãi, bộ sưu tập Việt Nam của bảo tàng Cernuschi còn là minh chứng cho mối liên hệ lịch sử giữa Việt Nam và Pháp thể hiện qua các hiện vật còn lưu giữ đến ngày nay, mặc dù quá khứ có thể đau buồn, nhưng tương lai sẽ mở ra một câu chuyện khác.

Được thường xuyên bổ sung thêm với các hiện vật được mua và được quyên tặng, bảo tàng Cernuschi ngày nay bảo tồn một trong những bộ sưu tập đầu tiên của nghệ thuật Trung Quốc. Bảo tàng Cernuschi bên cạnh công viên Monceau, kể từ năm 1911, còn là nơi tổ chức các cuộc triển lãm đương đại quy mô quốc tế, minh chứng cho các khía cạnh khác nhau của văn hóa châu Á.